Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2023 -2024

Thứ sáu - 27/10/2023 09:30
Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2023 -2024
UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN XUÂN DƯƠNG
 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 19/KHND-MNXD                
                 Xuân Dương, ngày 19  tháng 9 năm 2023
                                                                                            
KẾ HOẠCH
V/v thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
Năm học 2023 – 2024

Căn cứ Kế hoạch số 611/GD&ĐT-GDMN ngày 01/9/2023 của Phòng GD&ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 cấp học Mầm non huyện Thanh Oai;
Căn cứ kế hoạch số 09/KH-MNXD ngày 08 tháng 9 năm 2023 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Xuân Dương.
Căn cứ vào kết quả đạt được năm học 2022 - 2023, trường Mầm non Xuân Dương xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng năm học 2023 - 2024 như sau:
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nhằm thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng mà kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 của nhà trường đề ra.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Chỉ đạo nhân viên thực hiện nghiêm túc dây truyền chế biến theo quy trình bếp một chiều đi vào nề nếp và hiệu quả, chú trọng việc lựa chọn, cân đối, định lượng thực phẩm, cách lựa chọn, thay thế thực phẩm, tính khẩu phần ăn, cân đối các chất dinh dưỡng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày cho thích hợp với thực tế nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương, đảm bảo cân đối đủ chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, thay đổi theo tháng nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao tay nghề chế biến cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng.
2. Yêu cầu:
- 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh cá nhân cho trẻ theo đúng quy định, tổ chức giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ, xử lý một số tai nạn thường gặp (bỏng, sặc, hóc, ngộ độc, điện….).
- Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Đối với nhân viên y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh và xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học, phân công giám sát khâu giao nhận thực phẩm Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, trật tự nội vụ, các vật sắc nhọn trong lớp, đồ chơi ngoài trời, cây bóng mát, cây ăn quả trong trường để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đối với nhân viên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận, chế biến đến vận chuyển thức ăn từ bếp đến các khu lẻ. Sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.
- Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe, được đánh giá cân nặng, chiều cao bằng biểu đồ tăng trưởng, đề ra biện pháp can thiệp, phối hợp với gia đình trong chăm sóc trẻ làm giảm tỷ lệ SDD, thấp còi và thừa cân so với độ tuổi.
II. CÁC CHỈ TIÊU GIẢI PHÁP CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG:
1. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng.
- 100% nhân viên được bồi dưỡng kiến thức về thực hiện chế biến theo quy trình bếp một chiều nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP, cân đối khẩu phần ăn, đảm bảo chất dinh dưỡng, Calo cho trẻ.
Đảm bảo định lượng Calo theo quy định nhà trẻ 600 – 651 Calo/ngày, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức P: 13-20%; L: 30- 40%; G: 47- 50%., Mẫu giáo 615 – 726 Calo/ngày, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức P: 13- 20%; L: 25- 35%; G: 52-60%.
100% trẻ được sử dụng nước sạch.
100% trẻ ăn bán trú tại trường. Dự kiến mức ăn 23.000đ/trẻ/ngày.
 Thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức giờ ăn, giờ ngủ. Đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc trong nhà trường.
Thực hiện qui trình bếp một chiều.
Nhà trường kết hợp với hội CMHS tổ chức hội thi chúng cháu vui khỏe. Tổ chức bữa ăn tự chọn vào ngày hội xuân.
Thực hiện đúng quy chế chuyên môn trong công tác bán trú cho trẻ:  mẫu giáo bữa chính trưa và bữa phụ chiều. Nhà trẻ bữa chính trưa, bữa xế và bữa chính chiều.
*Biện Pháp:
Nhà trường tổ chức kí hợp đồng  với đơn vị cung cấp thực phẩm an toàn ngay từ đầu năm học.
Thực hiện đúng quy định về hồ sơ, quy trình, nguyên tắc, quản lý nuôi 
Thành lập ban giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường
Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm, chế biến món ăn, chia ăn, tổ chức giờ ăn, giờ ngủ, theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ
BGH dự giờ giáo viên về tổ chức cho trẻ ăn, ngủ.
Thay đổi thực đơn cho trẻ theo mùa, thực đơn nhà trẻ, mẫu giáo riêng. Thực đơn sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, tăng cường rau xanh, quả chín, sữa và các chế phẩm từ sữa đảm bảo theo quy định, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Thực đơn hạn chế sử dụng đường, muối. Lượng đường không quá 15g/trẻ/ngày, muối không quá 3g/trẻ/ngày
Thực hiện tính ăn cho trẻ hằng ngày trên phần mềm nuôi dưỡng.
Vận động phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ để đảm bảo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường được xuyên suốt.
Kết hợp với trung tâm y tế khám sức khỏe cho giáo viên, nhân viên nuôi 1 lần / năm.
Tổ giám sát VSATTP thường xuyên kiểm tra nhà bếp về các khâu: Tiếp phẩm đảm bảo số lượng, chất lượng thực phẩm tươi sống, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm, cũng như tổ chức giờ ăn trên lớp.
Kiểm tra nhà bếp việc sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.
Kiểm tra nhân viên chế biến thức ăn cho trẻ.
Sưu tầm các tài liệu về dinh dưỡng, về cách chế biến món ăn, mẹo vặt, thực đơn để cô nuôi tham khảo.
Thành lập tổ nuôi dưỡng của trường. Thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường
Xây dựng kế hoạch đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và có phương án xử lý sự cố an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Giáo viên thay đổi hình thức tổ chức bữa ăn: Ăn công sở, ăn gia đình… tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm các kỹ năng, thói quen tự phục vụ, hành vi ăn uống văn minh.
Giáo viên phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường trong phòng chống thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng, thấp còi cho trẻ.
 2. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
- Ký hợp đồng cung ứng thực phẩm với các đơn vị  có đủ hồ sơ năng lực, uy tín, chất lượng đảm bảo tính chất pháp lý và các loại thực phẩm theo yêu cầu; giá cả hợp lý, phương thức giao hàng phù hợp đúng thời gian, đủ số lượng.
- Ký hợp đồng Rau củ quả,tôm ,cá ,gạo,hàng khô với với công ty TNHH Thế Công-Đông Anh –Hà Nội
-Ký hợp đồng thực phẩm thịt lợn ,thịt bò với công ty Hoàng Long –Tân Ước–Thanh Oai- Hà Nội.
- Ký hợp đồng sữa chua, sữa bột với công ty sữa Bảo Hưng.
- Dụng cụ chế biến thực phẩm là nguồn lây dễ và nhanh nhất nên cần giữ gìn sạch sẽ, hệ thống bàn chế biến, chia ăn luôn được đặt ở vị trí thuận tiện, mặt bàn luôn khô ráo.
- Đảm bảo quy trình chế biến bếp 1 chiều không để thực phẩm sống chín lẫn lộn, thực phẩm chế biến xong không quay lại nơi sơ chế. Đồ dùng chứa đựng thực phẩm sống chín phải để riêng.
- Phối hợp tốt với giáo viên trong việc giao nhận thực phẩm, phát huy vai trò của giáo viên trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm khi tổ chức giờ ăn cho trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát của cha mẹ học sinh, ban thanh tra nhân dân trong việc giao nhận thực phẩm, trong tổ chức giờ ăn cho trẻ.
3. Công tác y tế trường học
Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường: Đảm bảo an toàn cả thể chất và tinh thần cho trẻ. Tuyệt đối không xảy ra bạo lực học đường trong nhà trường.
Trẻ phát triển tốt về mặt thể lực, trẻ vui vẻ, an tâm khi đến trường.
Trẻ tăng cân hằng tháng đạt 90% trở lên.
Mỗi trẻ có đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng.
100% trẻ được rửa tay dưới vòi nước sạch, trẻ 4,5 tuổi biết rửa tay đúng cách
Trẻ được cân đo, khám sức khỏe định kì và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng.
100% trẻ được theo dõi tiêm chủng
Trẻ thực hiện tốt thao tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng.     
Triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh trong trường.
Phối hợp thực hiện công tác tiêm chủng cho trẻ.
Nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành cho CB, GV, CNV về công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích, phòng ngừa ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong nhà trường.
*Biện pháp:
Ban giám hiệu xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường. Triển khai, giám sát CBGVNV trong các hoạt động nhằm xây dựng nhà trường với chủ đề năm học “ xây dựng trương mầm non xanh – an toàn - hạnh phúc”
- 100% giáo viên các lớp tạo không khí vui vẻ, tạo tâm lý thích đến trường cho trẻ. Theo dõi thái độ cư xử của giáo viên đối với trẻ hằng ngày.
- Nhân viên y tế cân đo trẻ theo quy định:
tháng 9,12/2023 và  tháng 4/2024. Trẻ suy dinh dưỡng cân 1 tháng/1 lần. Chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ. Phối hợp với trung tâm y tế khám sức khỏe định kì cho trẻ.

- Giáo viên giặt khăn, vệ sinh lớp, lau sàn hằng ngày. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi hằng tuần. Tổng vệ sinh vào chiều thứ 2 và  thứ 6 hằng tuần. Sát khuẩn đồ dùng đồ chơi, lau sàn, bàn ghế bằng dung dịch cloramin B theo định kì 1lần/tuần để phòng tránh dịch bệnh tay – chân – miệng, Covid-19 ...(khi có dịch).
- Nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, thường xuyên kiểm tra và dự giờ Hoạt động vệ sinh ở các lớp. Kiểm tra các góc tuyên truyền ở các lớp, nhắc nhở, bổ sung các nội dung phòng tránh bệnh theo mùa cho trẻ kịp thời.
- Nhân viên y tế có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường nhất là khi có dịch bệnh xuất hiện ở địa bàn, theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ. Liên hệ, nhắc nhở phụ huynh tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đúng liều. Đặc biệt quan tâm phối hợp với y tế tiêm vac xin Sởi rubella, Covid-19 cho trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc để thay thế thuốc quá hạn và bổ sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuôc theo quy định, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có thùng phân loại rác.
4. Công tác phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 100%. An toàn về tính mạng và tinh thần cho trẻ.
Thực hiện phòng chống các tai nạn thương tích cho trẻ: Đuối nước; điện giật; hoá chất nguy hiểm; đồ vật sắc nhọn nguy hiểm; té ngã, hóc, sặc, ngộ độc.
*Biện Pháp:
Ban giám hiệu, nhân viên y tế theo dõi giáo viên trong công tác quản lí trẻ. Nhắc nhở giáo viên khi thấy những tình huống không an toàn cho trẻ.
Phát động thi đua “ Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – Hạnh phúc”
Chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy trẻ các kỹ năng sống nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh trước các mối nguy cơ nguy hiểm.
Giáo viên quan tâm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ để nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho phụ huynh, giáo viên và trẻ. Tuyên truyền đến phụ huynh về nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. (đồ dùng đồ chơi an toàn, tránh các vật sắc nhọn, Bể nước, thùng chứa nước có nắp đậy, nền nhà luôn khô ráo, ổ điện cao quá tầm với của trẻ …)
Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên  về chuyên đề: Sơ cấp cứu, phòng cháy chữa cháy, kỹ năng chế biến món ăn, thực hiện quy chế chuyên môn.

5. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì
Duy trì và phát huy tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng.
Theo dõi tốt các cháu suy dinh dưỡng, thừa cân.
Giảm tỉ lệ cháu nhẹ cân xuống dưới 2%.
Giảm tỉ lệ cháu thể thấp còi dưới 2%.
Hạn chế các trường hợp cháu thừa cân,béo phì.
*Biện pháp:
Xây dựng kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, thừ cân, béo phì. Có danh sách trẻ, lớp kèm theo và theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng.
Nhân viên y tế theo dõi trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng. Cân hàng tháng và chấm biểu đồ theo dõi trẻ.
Giáo viên làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: tăng dưỡng chất trong khẩu phần ăn của các cháu, liên hệ phụ huynh về trường hợp cháu thừa cân để tuyên truyền và áp dụng những biện pháp như : hạn chế thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ nướng… những bài tập phù hợp, chế độ ăn hợp lý đối với những trẻ này như khuyến khích trẻ vận động, tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn, không ăn tráng miệng bằng đồ ngọt như bánh kẹo, hạn chế xem tivi…Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi ăn.
Nhà trường có bài tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh béo phì, bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ tại bảng tuyên truyền và phát cho phụ huynh có trẻ thừa cân và suy dinh dưỡng.
Ban giám hiệu, y tế thường xuyên kiểm tra việc tổ chức giờ ăn, giờ ngủ tại các nhóm lớp
6. Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác CSND.
 Kiểm kê tài sản các lớp, nhà bếp ngay từ đầu tháng 8 để có kế hoạch tham mưu đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng, bổ sung đồ dùng trang thiết bị nhà bếp và đồ dùng phục vụ bán trú ở các nhóm lớp như: Phản ngủ, chiếu, cây nước nóng, xoong Inox, dao thớt, bát tô, bát con, thìa, muôi, cốc uống nước, khăn các loại, máy thái củ quả....
 
  1. Công tác tuyên truyền
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền của nhà trường và ở các lớp về các
nội dung sau:
-Tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học phòng chống SDD và béo phì.
- Tuyên truyền về các biện pháp phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ và biện pháp chống dịch bệnh lây lan như: Phòng chống bệnh “tay chân miệng”, bệnh đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết, thuỷ đậu…
 -Tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước. Phòng chống cháy nổ.
 -Tuyên truyền về phồng chóng HIV/ADIS.
- Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-GVNV có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
-100% phụ huynh được giáo viên  tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ,
-Tạo sự tin tưởng của phụ huynh đối với nhà trường.
*Biện pháp
Phát những tờ rơi ngắn gọn cho phụ huynh về hình ảnh nguy hiểm của các bệnh: tay chân miệng, bệnh đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết..
Tuyên truyền qua bản tin của lớp: Chỉ đạo giáo viên thực hiện góc tuyên truyền đẹp về hình thức, phong phú về nội dung.
CBGVNV yêu thương trẻ như con em mình, trao đổi với phụ huynh chân tình cởi mở.
Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh, các ngày lễ hội, hội thi của trẻ.
Tuyên truyền qua Zalo nhóm lớp, các trang thông tin của nhà trường.
Nhà trường, giáo viên nhóm lớp phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại, ngày hội ngày lễ.
Chương trình ngày hội này lế, các sự kiện luôn lồng ghép các nội dung phụ huynh cùng tham gia hoạt động trải nghiệm cùng các con.







     III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỪNG THÁNG:
 
Thời gian
NỘI DUNG
CÔNG VIỆC

BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN
Tháng 9/2023 - Làm tốt công tác phòng dịch bệnh tại trường học.
 - Bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các lớp.


- Ổn định công tác tổ chức
 
 - Ký Hợp đồng cung cấp Thực phẩm
 
- Cho trẻ ăn theo thực đơn. Đảm bảo các chất dinh dưỡng, đảm bảo VSATTP.



- Họp tổ nuôi
 - Sinh hoạt chuyên môn :



- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh Sốt xuất huyết, tay chân miệng tại trường học.
- Tổ chức cân đo trẻ đợt 1 theo định kỳ
- Chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh các lớp và bếp ăn
-Trang bị cho các lớp:
 Khăn ăn, khăn rửa mặt, xà phòng,
- Cấp phát bổ sung ca cốc, chiếu, gối cho các lớp

- Họp tổ , phân công trách nhiệm cụ thể
 - Chỉ đạo nhân viên thực hiện tiếp nhận thực phẩm tươi ngon đúng địa chỉ đã ký hợp đồng.  Giao cho bộ phận tiếp phẩm thực hiện.
- Kiểm tra công tác tính định lượng thực phẩm trên phần mềm sao cho tỉ lệ dinh dưỡng hợp lý
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng theo yêu cầu.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp giáo viên các lớp tổ chức cân đo trẻ vào biểu đồ tăng trưởng cùng    nhân viên Ytế




Tháng 10

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh

- Kiểm tra nhân viên




- Thay đổi thực đơn.
- Họp tổ nuôi
 
- Triển khai tốt công tác tuyên truyền đầy đủ cho các lớp.
 - Tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đúng tiến độ đảm bảo công tác vệ sinh chung.

- Chuyển chế độ ăn cho trẻ từ mùa hè sang mùa đông. Giao cho bộ phận Kế toán- tiếp phẩm - bếp ăn thực hiện
Tháng 11 - Thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt nam 20-11

- Sinh hoạt chuyên môn:
- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh.
- Duy trì khâu vệ sinh kho bếp theo quy định
-Tiến hành tổ chức thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường.
- Dự công tác tổ chức hoạt động  vệ sinh ăn -ngủ  ở các lớp
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác chế biến thực phẩm của nhân viên bếp .






Tháng 12




 
- Tổ chức cân trẻ định kỳ
 
 - Sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi.


- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
 





- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.
 
 
 




- Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
- Chỉ đạo y tế phối hợp giáo viên các lớp tổ chức cân trẻ vào biểu đồ tăng trưởng
-  Chỉ đạo nhân viên tiếp nhận thực phẩm tươi ngon đề chế biến cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến còn nóng
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.
- Phối hợp cùng Trạm Ytế địa phương và nhân viên Ytế khám cho 100% trẻ .l
Tháng
1/2024
- Kiểm tra chế độ ăn, nề nếp ăn ngủ của trẻ.
- Tổ chức tổng dọn vệ sinh toàn trường.
- Sinh hoạt tổ nuôi                                           
- Y tế rà soát, bổ sung cơ số thuốc
-Tổ chức cho trẻ ăn bữa ăn tự chọn trước khi nghỉ tết nguyên đán.
-  Kiểm tra giờ ăn của trẻ.
-  Có kế hoạch tổng vệ sinh toàn trường .
- Đ/c y tế kiểm tra, rà soát và bổ sung thuốc vào tủ thuốc nhà trường.
- Xây dựng thực đơn các món cho trẻ ăn tự chọn.
Tháng 2  - Tuyên truyền về cách chăm sóc trẻ trong dịp tết.

- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.

 - Các lớp đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt sau kỳ nghỉ tết.
- Thực hiện công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ sau tết nguyên đán
- Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa
- Sinh hoạt tổ nuôi
- Tổng vệ sinh, niêm phong phòng học, kho bếp trước tết đảm bảo an toàn tài sản.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến còn nóng
- Có thể thay thế thực phẩm trong  thời gian sau tết
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại các bếp ăn.
Tháng
3













 
 - Thay đổi thực đơn.
 







- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.

 


- Sinh hoạt tổ nuôi.
-Triển khai công tác hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
- Chuyển chế độ ăn cho trẻ từ mùa đông sang mùa hè.
- Chỉ đạo nhân viên lựa chọn thực phẩm tươi, ngon để chế biến cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến xong còn nóng
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại các bếp ăn

- Triển khai đến toàn thể nhân viên hoàn thiện SKKN .
Tháng
4
- Chỉ đạo công tác tổ chức cân đo trẻ định kỳ


- Chỉ đạo công tác duy trì khâu vệ sinh kho bếp và đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm.
 
- Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng dịch.
 


-Kết hợp trung tâm y tế xã phun thuốc muỗi  
 
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hoạt động vệ sinh ăn trưa cho trẻ trên nhóm lớp.

- Sinh hoạt tổ nuôi
- Chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức cân đo trẻ vào biểu đồ tăng trưởng
- Chỉ đạo nhân viên trước và sau khi chế biến thực phẩm phải thường xuyên vệ sinh kho bếp, đồ dùng, - Duy trì tốt công tác VSATTP, đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh cho trẻ.
- Phun thuốc muỗi phòng dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ trong trường học.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện thời gian biểu của giáo viên trên các lớp

Tháng
5
- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
 
  



- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.
 
 
 



- Tổ chức cho trẻ ăn liên hoan tổng kết năm học.
- Sinh hoạt tổ nuôi
- Chỉ đạo nhân viên lựa chọn thực phẩm tươi, ngon để chế biến cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến xong còn nóng.
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại các bếp ăn.

- Xây dựng thực đơn các món cho trẻ ăn tự chọn
 

Trên đây là kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2023 - 2024 của Trường Mầm non Xuân Dương. Đề nghị các đồng chí CBGVNV thực hiện tốt kế hoạch đề ra, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đồng chí phản ánh về cho BGH nhà trường để được giải quyết.

 
Nơi nhận:
- BGH, GV, nhân viên( để t/h).
- Lưu vp.
 
T/M BAN GIÁM HIỆU


                  Nguyễn Thị Hạnh

                                                          


               


                                                                                       













 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Xuân Dương


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay2,176
  • Tháng hiện tại2,471
  • Tổng lượt truy cập463,261
Kể chuyện bé nghe
NukeViet
Vioedu- FPT
ENETVIET- công ty Quảng Ích
Sở giáo dục và đào tạo TP Hà Nội
Cổng thông tin UBND HUyện Thanh Oai
Phòng Giáo dục & Đào tạo
Mầm non Xuân Dương.violet
Hoạt động nhà trường
Hoạt động nhà trường 3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây