Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường năm học 2023-2024

Thứ năm - 16/11/2023 15:22
Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường năm học 2023-2024 đi sâu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp giáo dục steam để giáo dục trẻ
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON XUÂN DƯƠNG
 
   

Số:    /KH- MNXD
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xuân Dương, ngày    tháng 9 năm 2023
 

KẾ HOẠCH
Phát triển Chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở tham khảo phương pháp giáo dục STEAM, đổi mới tổ chức một số hoạt động giáo dục
 Giai đoạn 2023 - 2025
 
 Căn cứ Điều lệ trường mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020 ngày 31/12/2020 của Bộ GD- ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 Thực hiện kế hoạch số 09/KH-MN, ngày 8 tháng 9 năm 2023 của trường Mầm non Xuân Dương về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024
Căn cứ kết quả đạt được trong  năm học 2022 – 2023 và điều kiện thực tế của địa phương; Tham khảo phương pháp giáo dục STEAM; Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình; Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh. Đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ em, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương.
 Trường mầm non Xuân Dương  xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục gia đoạn 2023 - 2025 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Về đội ngũ:
- Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 50 đồng chí. Trong đó: ( CBQL: 3đ/c, GV: 34 đ/c, nhân viên 13)
2.  Giáo viên
- Tổng số giáo viên là 34/34 giáo viên biên chế.
- Trình độ: 33/34 đ/c giáo viên đạt chuẩn trong đó 31/34 trên chuẩn đạt 91%.
+ GV dạy nhóm 24 - 36 tháng: 7 GV/ 3 lớp
+ GV dạy lớp 3 - 4 tuổi:  10 GV/4 lớp
+ GV dạy lớp 4 -5 tuổi: 8 GV/4 lớp
+ GV dạy lớp 5 - 6 tuổi: 9 GV/4  lớp
3.  Học sinh, nhóm lớp
Độ tuổi Chỉ tiêu được giao Thực hiện Ghi chú
Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ  
Nhà trẻ 3 75 3 lớp 75  
3-4 tuổi 4 lớp 107 4 lớp 106  
4-5 tuổi 4 lớp 103 4 lớp 100  
5-6 tuổi 4 lớp 98 4 lớp 96  
Cộng 15      377 15 377  
*Thuận lợi.
Trường mầm non Xuân Dương nằm trên địa bàn của một xã gần trung tâm thuộc huyện Thanh Oai. Sự nghiệp giáo dục của xã luôn nhận được sự quan tâm  chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo, của Đảng chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Dương quan tâm tạo điều kiện.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường được kiện toàn đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc, tạo được niềm tin và sự ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh
           Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở độ tuổi mẫu giáo thu hút 97%. Trẻ 5 tuổi đạt 100%
           Các hoạt động của nhà trường có nền nếp và trường có bề dầy thành tích trong phong trào thi đua.
Giáo viên yêu nghề, trách nhiệm với công việc, hăng say chuyên môn, tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề.
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối khang trang đáp ứng môi trường chăm sóc nuôi dưỡng giáo trẻ và nhu cầu gửi  trẻ của nhân dân Có đủ phòng học cho trẻ, Có đủ đồ dùng, trang thiết bị cơ bản đáp ứng với nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
*Khó khăn.
Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên ảnh hưởng đến việc huy động đóng góp của nhân dân đối với nhà trường.
Đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ mới đạt ở mức tối thiểu, chưa đồng bộ
Một số giáo viên ứng dụng CNTT còn hạn chế. Việc ứng dụng cong nghệ 4.0 còn hạn chế đối với giáo viên cao tuổi. Một số giáo viên còn thiếu sự linh hoạt trong việc xây dựng tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Còn thiếu các phòng chức  năng, Khuôn viên nhà trường bố trí chưa đẹp, chưa có vườn cây, vườn rau cho trẻ trải nghiệm, cây xanh, cây hoa chưa nhiều…
II. Nội dung chương trình phát triển.
Năm học 2023-2024 thực hiện  Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thực hiện tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình GDMN; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo. giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Nhà trường tham khảo thêm phương pháp Giáo dục STEAM ở mầm non tôn trọng sự sáng tạo của trẻ, giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, định hướng, còn các bé sẽ là người giải quyết vấn đề đó.
Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau, những cách thể hiện khác nhau, gia đình và giáo viên chính là những người tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Đó chính là cách phương pháp giáo dục STEAM hướng đến cho trẻ trong độ tuổi Mầm non.
Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: chiếc đèn lồng, chiếc giỏ, quả bóng, chú robot đáng yêu….Để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ. Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước, Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc”; Trẻ học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
  1. Mục tiêu giáo dục
Chương trình Giáo dục Mẫu giáo, mục tiêu gồm 5 lĩnh vực:
+ Phát triển thể chất
+ Phát triển nhận thức
+ Phát triển ngôn ngữ
+ Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
+ Phát triển thẩm mỹ
2. Các nội dung phát triển chương trình ( trên cơ sở tham khảo)
Chỉ đạo 100% giáo viên thực hiện Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình GDMN. Căn cứ vào đặc điểm của trẻ, điều kiện của thực tế của địa phương, giáo viên tham khảo các phương pháp học STEAM để phát triển chương trình. Ưu điểm của phương pháp Steam mầm non mang lại được tổng hợp qua các khía cạnh:
Tiếp cận liên môn
Thay vì học nhiều môn học khác nhau, phương pháp Stem mầm non kết hợp những môn học tách biệt thành một mô hình gắn kết, qua đó trẻ trẻ vừa học được những kiến thức khoa học vừa vận dụng nó vào những hoạt động trong thực tế cuộc sống.
Tạo cho trẻ năng lực giải quyết vấn đề
Steam cho trẻ mầm non nói riêng và phương pháp Steam nói chung đều đề cao việc hình thành và phát triển các năng lực để giải quyết các vấn đề cho học sinh. Trong mỗi giáo án steam cho trẻ mầm non học học sinh được đặt trước một tình huống thực tiễn cần phải giải quyết đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đó.
Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ
Với ưu điểm này trẻ được đạt vào vai trò một nhà phát minh trẻ hiểu được bản chất vấn đề, từ đó liên hệ và vậ dụng sao cho phù hợp với tình huống mà các em có thể gặp phải.
Hình thành và phát huy các kỹ năng mềm
Steam khác biệt hẳn với những phương pháp giáo dục khác chính bởi ưu điểm này. Phương pháp này phát huy tối đa việc hình thành các kỹ năng mềm cho trẻ.
*Cuộc sống thực tế.
 Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc “thực tế”. Trước tiên, trẻ được dạy cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động phức tạp hơn như rửa tay, lau đĩa, đánh giầy, lau gương. .v.v.. Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cường được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc vượt đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.
* Về giác quan hay cảm giác:
Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có mùi vị giống nhau thông qua việc dùng ống trụ để ngửi
   * Ngôn ngữ:
 Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát cái âm của chữ đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được. Thậm chí các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời, trẻ cũng được cung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để trẻ thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên những giấy to như tờ báo. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ đó được gưỉ về gia đình của trẻ…
* Làm quen với toán
Trẻ sẽ học nhận diện con số 1 – 9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái cát trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về phép cộng và trừ, khi đó trẻ sẽ dùng những chất liệu trên để hình dung ra câu trả lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ được dạy nhân và chia, điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng của trẻ.. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời, do đó trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.
Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong “công việc”, chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác. Lịch sinh hoạt hằng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm.
Ngoài ra, việc phát triển chương trình cho trẻ còn có thêm nội dung bước đầu cho trẻ được làm quen với tiếng Anh thông qua các bài hát, trò chơi, câu chuyện: Giáo viên có thể lựa chọn những bài hát, bản nhạc nước ngoài, câu chuyện ngắn để đưa vào các hoạt động ngoài giờ học cho trẻ làm quen. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học có sử dụng tiếng Anh để trẻ được làm quen.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP.
1. Xây dựng kế hoạch thực hiên chương trình
- BGH hướng dẫn giáo viên, tổ trưởng chuyên môn cách xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với trường, với lớp.
- Các nhóm lớp, các tổ chuyên môn xây dựng chương trình giáo dục trẻ theo từng độ tuổi phù hợp với trẻ trên cơ sở tham khảo phương pháp  STEAM, phương pháp này rất quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng mềm cho trẻ.
         - Hướng dẫn cho giáo viên lập kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo gồm các kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề,  kế hoạch giáo dục tuần/ chủ đề, kế hoạch giáo dục ngày.
- Kế hoạch giáo dục năm học, giáo viên lập kế hoạch thể hiện các mục tiêu phản ánh được kết quả mong đợi, thể hiện được nôi dung chương trình đáp ứng với sự phát triển của trẻ và theo chương trình giáo dục mầm non
- Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với  khả năng của trẻ điều kiện của địa phương, của trường/ lớp
- Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề phải thể hiện các mục tiêu, các nội dung, các lĩnh vực phát triển và các hoạt động  phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong độ tuổi, và phù hợp thực tiễn của địa phương.
            - Kế hoạch giáo dục tuần/chủ đề nhánh giáo viên lập kế hoạch thể hiện cụ thể mục tiêu của kế hoạch tháng/ chủ đề, các mục tiêu có sự kế thừa, điểu chỉnh để phù hợp với sự tiến bộ của trẻ.
            - Kế hoạch giáo dục tuần chỉ ra, hoặc dự kiến những vật liệu, đồ dùng cần chuẩn bị và địa điểm, thời điểm để tổ chức các hoạt động của trẻ.
  - Kế hoạch giáo dục ngày thể hiện cụ thể các nội dung và hoạt động từ kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch đưa ra thời gian và sự chuyển tiếp các hoạt động nhẹ nhàng.
   - Kế hoạch giáo dục ngày đưa ra các nội dung theo chế độ sinh hoạt, kế hoạch ngày đáp ứng các hoạt động bắt chước, tìm tòi , khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề, giáo viên chú ý hoạt động trong lớp và ngoài lớp có thể điều chỉnh  để đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “ Học bằng học, chơi mà học”.
2. Hướng dẫn giáo viên xây dựng sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, cách thiết kế sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp có ảnh hưởng đến việc học, cách học của trẻ, cách giảng dạy của giáo viên. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để trẻ phát triển phù hợp với trẻ. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ học tập và vui chơi khác nhau.
       *Môi trường trong lớp:
Căn cứ vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm TT, trong xây dựng và sử dụng môi trường tôi hướng dẫn giáo viên thực hành áp dụng các tiêu chí giáo viên biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, với không gian của lớp mình phụ trách.
Trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra mà giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện.
Môi trường giáo dục được thiết kế tốt là điều kiện hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên và trẻ thực hiệndo vậy chúng tôi  hướng dẫn giáo viên sắp xếp các khu vực hợp lý, phân chia khoảng không gian phù hợp  cho các góc chơi, để trẻ có nhiều cơ hội để thực hành và học hỏi, trẻ có nhiều lực chọn, thực hành theo hứng thú.
Cô giáo cần bố trí các góc hoạt động thuận tiện hợp lý, linh hoạt dễ thay đổi  cụ thể số lương góc phù hợp diện tích phòng có góc cố định, nhưng cũng có thể có góc không cố định, sao cho hợp lý, thuận tiện, linh hoạt;
       - Góc hoạt động tĩnh xa góc hoạt động động
  • Các góc có ranh giới rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết  các góc chơi
  • Các giá góc có bánh xe di chuyển, xoay giá góc để ngăn các khu vực chơi.
  • Chuẩn bị đầy đủ các đồ chơi, học liệu,
  • Cần giới hạn số trẻ trong các không gian nhỏ
  • Các góc đồ chơi sắp xếp gọn gàng, hấp dẫn trẻ
Hướng dẫn giáo viên thiết kế mảng tường, chân tường để tạo các góc mở cho trẻ  khám phá, được học ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên cân sưu tầm, tuyên truyền phụ huynh nợp các nguyên vật liệu sẵn có  để tạo cho trẻ cơ hội vui chơi và học tậpnhư sưu tầm các vỏ hộp bánh kẹo, hộp sữa, chai nhựa….         
         *Môi trường ngoài lớp:
Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trười đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ  học mà chơi, chơi bằng học.
Vào đầu năm học chỉ đạo xây dựng kế hoạch tu sửa cải tạo các khu vực chơi cho trẻ  và thiết kế cho phù hợp với không gian, diện tích của trường mình như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường; khu vui chơi phát triển vận động (cột bóng rổ, thang leo, cầu trươt, đu quay...); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi...; khu vực trẻ trồng rau, trồng hoa, cây cảnh; khu chơi vườn cổ tích; khu “sân khấu ngoài trời”,... hệ thống đường đi lối lại trên sân;... Ngoài những đồ dùng, cây xanh, cây cảnh, hoa của năm học trước đã có, cần mua bổ sung thêm cây xanh, cây hoa các loại để trồng cho trải được thực hành, trải nghiệm cụ thể là:
+ Phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh tận dụng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ, có trải thảm cỏ, có hàng rào xung quanh, có các góc chơi, khu vận động...
+ Mua bổ sung như những đồ dùng, dụng cụ cho trẻ được thực hành, trải nghiệm như các đồ chơi chơi cát, nước, bóng nhựa, các bột màu....
+ Hướng dẫn các nhóm lớp cô và trẻ tự làm những sản phẩm đặc trưng của địa phương: Các loại bánh, đan nón, bện chổi, đan quạt... để bổ sung vào các góc chơi cho phong phú, sinh động trẻ chơi góc bán hàng.
+ Hướng dẫn giáo viên tận dụng sân trường rộng tạo thành khu vui chơi giao thông, trẻ rất thích thú.
            Bám sát các tiêu chí các khu vực ngoài trời thiết kế phù hợp, an toàn, sạch sẽ , tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể chủ động, vui chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến.
        *Môi trường xã hôi
Môi trường xã hôi hỗ trợ kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ Học bằng chơi, chơi mà học. Giáo viên tạo không khí giao tiếp tich cực, vui tươi, xây dựng mối quan hệ gần gũi yêu thương trẻ, những  hành vi, những cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
         Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được chia sẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng….
*Sử dụng môi trường giáo dục
Sử dụng môi trường giáo dục hợp lý, tạo điều kiện cho trẻ phát triển, giáo viên cần chuẩn bị môi trường giáo dục phù hợp, tổ chức sử dụng môi trường thế nào là phù hợp?
 + Giáo viên phải nắm vững cách sử dụng, tính năng tác dụng của trang thiết bị, đồ chơi học liêu…
  + Bổ sung đồ dùng, đồ chơi nguyện liệu, sắp xếp thay đổi môi trường, kích thích hứng thú của trẻ, đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
               +  Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên
3.  Hướng dẫn giáo viên trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo.
          Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, Chơi đáp ứng được nhu cầu tự nhiên của trẻ như: Vận động, tình cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo
Chơi là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phá những  điều trẻ quan tâm làm cho trẻ được hưởng thụ và hài lòng
                    Chơi là tự nguyện, trẻ có quyết định tham gia chơi hay không chơi, trẻ có thể kiểm soát, chơi là một trong những cách mà trẻ học được nhiều nội dung. Khi tổ chức các hoạt động chơi  giáo viên cần đảm bảo 3 nguyên tắc: (Tính tự nguyện - Tính giáo dục - Tính phát triển) cần thể hiện sự tôn trọng trẻ, khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi, như trẻ được lựa chọn góc chơi/ khu vực chơi, được lựa chọn đồ chơi, được lựa chọn trò chơi, được đưa ra quyết định chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự luân chuyển sang các góc chơi khác.
Bên cạnh đó giáo viên cần lắng nghe hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết, không
 áp đạt trẻ theo ý của mình như là:  chia sẻ  và chấp nhận ý tưởng chơi của trẻ, hỗ trợ nhóm trẻ và cá nhân trẻ đúng lớp, không  vội vàng can thiệp vào các tình huống xẩy ra trong khi chơi, luôn tin tưởng động viên khuyến khích trẻ.
Chơi ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối vơi trẻ mầm non, chơi ngoài trời nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên nhằm rèn luyện sức khỏe cho trẻ. Khi chơi vơi các đồ chơi ngoài trời trẻ được hòa mình với các bạn, được từ chọn những đồ chơi mà trẻ thích, được thể hiện những cảm xúc của mình với các bạn.
         Giáo viên cần xác định mục dích, nội dung chơi trong kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu khả năng của trẻ.  Hỗ trợ trẻ học và phát triển trong quá trình chơi, tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia vào các trò chơi góc chơi, lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục theo kế hoạch đang triển khai vào cac trò chơi, tận dụng các tình huống thực tế trong khi chơi để giúp trẻ trải nghiệm, thực hành học các giải quyết vấn đề, khám phá cái mới.
4.  Hướng dẫn giáo viên trong tổ chức hoạt động học cho trẻ.
Học nghĩa là sự thay đổi tương đối thường xuyên của những gì mà người học biết, hiểu hoặc làm, việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm, việc học diễn ra mội lúc, mọi nơi, ai cũng có khả năng học tập, kể cả trẻ em.
Việc học của trẻ diễn ra khi: Trẻ được tương tác với người lớn; bạn bè và thế giới xung quanh, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh; giao tiếp tương tác với bạn bè; khám phá sử dụng các giác quanh;quan sát và lắng nghe; bắt chước và thực hành.
Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khi tổ chức hoạt động học giáo viên cần chuẩn bị tốt cho hoạt động như: Mục đích yêu cầu của hoạt động học phù hợp với trẻ, Không đưa ra quá nhiều mục đích trong một hoạt động học;Các hoạt động trải nghiệm của trẻ được thiết kế nhằm đạt được mục đích yêu cầu của bài,  giáo viên cần bố trí địa điểm,  các phương tiện đồ dùng đô chơi có hấp dẫn, phù hợp với hoạt động trải nghiệm đã dự kiến.
          Tổ chức hoạt động học giáo viên có tác phong sư phạm gần gũi trẻ, giáo viên là người trợ giúp cho trẻ, luôn khuyến khích trẻ sáng tạo,  tận dụng những tình huống thật để dạy trẻ, khuyến khich trẻ tương tác giữa trẻ với trẻ, luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là 
- Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi khám phá.
- Tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động
- Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá.
- Kết hợp hài  hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm trẻ với giáo dục cá nhân, chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu , hứng thú và với điều kiện thực tế.
- Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm, cả lớp, phù hợp với độ tuổi
 Khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát huy hết khả năng của trẻ. Phát triển ở trẻ ham muốn tìm tòi khám phá để đạt được mong muốn của bản thân trẻ;Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động:
        - Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài dạy và phân tích bài dạy cụ thể. Nghiên cứu kĩ yêu cầu của từng hoạt động cả về kiến thức, kĩ năng và giáo dục đạo đức. Từ đó đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng đồ chơi vào giảng dạy đạt hiệu quả cao;
- Xây dựng  kế hoạch hoạt động học giáo viên cần bám sát vào khả năng của trẻ tại lớp, vào tình hình thực tế để xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng của từng bài dạy và lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động;
- Dự kiến những tình huống ở trẻ và cách sử lý tình huống xảy ra;
- Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp với bài dạy và từng lĩnh vực phát triển;
          Tổ chức tốt một hoạt động học bám vào  các tiêu chí, giúp cho giáo viên hiểu được tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là loại bỏ phương pháp cũ mà cơ bản phải tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của hoạt động, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng của từng lĩnh vực;
          Để giúp cho giáo viên hiểu sâu sắc hơn vấn tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cần xây dựng và tổ chức dự giờ các tiết mẫu cho giáo viên Sau khi dự giờ cho giáo viên cho giáo viên được thảo luận phân tích cụ thể các tiết dạy đó là:
      +  Trẻ có giao tiếp tương tác với bạn bè
      +  Trẻ có được khám phá, trải nghiệm không
      +  Trẻ có được tham gia hoạt động, có được quan sát
      +  Trẻ có gặp khó khăn gì, trẻ có hứng thú không
      +  Trẻ có đạt được mục đích yêu cầu của cô đưa ra không
      +  Cô có chú ý đến trẻ còn nhút nhát, sử lý tình huống như thế nào, có sử dụng các phương pháp động viên khuyến khích trẻ, và lắng nghe trẻ…. Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giáo tiếp.
          Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường, hội xuân cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian, làm bánh trôi chay, tham gia tham quan di tich lịch sử, trường tiểu học, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
            Qua đó giúp cho giáo viên hiểu sâu hơn vấn đề, thực sự mang lại hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ, giúp cho giáo viên chủ động sáng tạo mạnh dạn, tích cực hơn trong giảng dạy
5. Công tác bồi dưỡng giáo viên
a. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm.
- Cung cấp tài liệu cho giáo viên về chương trình GDMN; Bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng các Modul tự học; Điều lệ trường mầm non; Quy chế nuôi dạy trẻ…,
- Phân công giáo viên tham dự các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức; Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho 100% giáo viên; Khuyến khích GV tham gia học bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao tinh thần tự học, tự rèn.
- Bồi dưỡng và kiểm tra chặt chẽ việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục của các khối, lớp: Mục tiêu yêu cầu phù hợp với độ tuổi, khả năng phát triển của trẻ, lựa chọn các hoạt động mới lạ phát huy khả năng tích cực, trải nghiệm cho trẻ. Yêu cầu hồ sơ, giáo án đầy đủ, không chồng chéo, ôm đồm, chú ý tới mục tiêu, yêu cầu đã đề ra đảm bảo về kiến thức, kỹ năng thái độ chú ý về rèn kỹ năng cho trẻ phù hợp với điều kiện trường lớp, số học sinh và thời gian tổ chức hoạt động.
- Thực hiện phát triển có chất lượng Chương trình giáo dục mầm non.
- Hướng dẫn giáo viên khai thác các nội dung giáo dục tích hợp trong quá trình giáo dục cho trẻ: Giáo dục An toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, tài nguyên, hải đảo; Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, biến đổi khí hậu vào chủ đề một cách nhẹ nhàng, hợp lý, phù hợp với trẻ mầm non. Khi tích hợp theo chủ đề, tích hợp theo ngày cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động giáo dục. Trong quá trình giảng dạy yêu cầu giáo viên đặc biệt coi trọng việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ trong thông qua các hoạt động trong ngày: Rèn kỹ năng tự phục vụ, nề nếp sinh hoạt thói quen vệ sinh, tự lập, biết quan tâm đến mọi người, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn, lễ phép với người lớn…
6. Tổ chức, tham gia chuyên đề
- Lựa chọn giáo viên có hoạt động hay, sáng tạo để tham gia chuyên đề cấp trường, huyện
- Sau khi dự chuyên đề các cấp tổ chức, nhà trường bồi dưỡng phương pháp, tổ chức, góp ý, thống nhất sau đó triển khai trong toàn trường, kiểm tra chuyên đề, rút kinh nghiệm. Phân công các lớp tổ chức điểm các chuyên đề và nhân rộng ra toàn trường.
   - Chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng: A2, B3,C3,D3
         - Chuyên đề: “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”: B4,C4,D2
         - Chuyên đề : Làm quen với chữ viêt: A2
         - Tổ chức dạy học ứng dụng Steam: A3,B1
         - Chuyên đề lĩnh vực TCQHXH: A4, B2, C3
  - Lớp điểm xây dựng góc sáng tạo: A1, C2
7. Tổ chức hội thi, phong trào thi đua.
- Tổ chức Hội thi giáo viên cấp trường (Dự kiến trong tháng 12/2023)
- Tổ chức Hội thi “ Đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường”;
- Tổ chức tốt phong trào thi đua ”Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong nhà trường đăng kí xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong măm học 2023-2024;
- Tổ chức triển khai chuyên đề” xây dựng trường mâm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”.
8. Tổ chức ngày hội, ngày lễ, tham quan cho trẻ
- Tổ chức các ngày lễ, ngày hội trong năm, đảm bảo 100% các cháu được tham gia các hoạt động lễ hội.
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tham quan trường Tiểu học Xuân Dương, Trạm y tế xã,Tham quan khu lưu niệm bac Hồ; 
 - Tổ chức thi “Bé vui tết trung thu, Bé vui hội xuân…”
9. Công tác tuyên truyền, phối hợp.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Kết hợp phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng sống cho trẻ ở trường và ở nhà. Huy động trẻ ra lớp tốt đảm bảo tỉ lệ chuyên cần đạt 90%, đặc biệt trẻ 5 tuổi đạt 97% trở lên.
- Thường xuyên phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
  - Nhà trường tiếp tục triển khai các văn bản có liên quan đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho giáo viên: Điều lệ trường mầm non, Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành.
III. Tổ chức thực hiện:
  1. Đối với Ban giám hiệu
Phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GDĐT ban hành ban hành trên cơ sở tham khảo phương pháp giáo dục STEAM. Triển khai kế hoạch đến toàn thể các đồng chí giáo viên trong nhà trường.
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục tại các tổ chuyên môn, nhóm, lớp.
  1. Đối với các tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch Phát triển Chương trình giáo dục mầm non năm học căn cứ vào kế hoạch của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch sát với điều kiện của tổ chuyên môn về các vấn đề trọng tâm.
Tổ chức rút kinh nghiệm việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ với nhà trường.
3. Đối với giáo viên
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch Phát triển Chương trình giáo dục mầm non của tổ chuyên môn và nhà trường.
             IV. NGUỒN KINH PHÍ
             Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động phát triển Chương trình  giáo dục nhà trường mầm non bao gồm: Kinh phí ngân sách chi thường xuyên của nhà trường và phụ huynh đóng góp, sự tài trợ của PH và cộng đồng.
             Trên đây là kế hoạch Phát triển Chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở tham khảo phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM. Kế hoạch này phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của địa phương và khả năng hứng thú của trẻ năm học 2023-2024 của trường mầm non Xuân Dương rất mong được sự đóng góp ý kiến của PGD và GVNV để kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả cao/.
 
Nơi nhận:                                                           HIỆU TRƯỞNG
       - BGH nhà trường ;
      - Tổ chuyên môn;
      - Lưu: VT.                                                                                                    
                                                                                                                  Nguyễn Thị Anh
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Xuân Dương


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay687
  • Tháng hiện tại12,503
  • Tổng lượt truy cập411,755
Kể chuyện bé nghe
NukeViet
Vioedu- FPT
ENETVIET- công ty Quảng Ích
Sở giáo dục và đào tạo TP Hà Nội
Cổng thông tin UBND HUyện Thanh Oai
Phòng Giáo dục & Đào tạo
Mầm non Xuân Dương.violet
Hoạt động nhà trường
Hoạt động nhà trường 3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây